Lọc Bio là dòng lọc được rất nhiều người yêu thủy sinh yêu thích nhất là những người chơi cá bảy màu và chơi tép cảnh. Chúng thường sử dụng cho các hệ thống dàn và bể cá cảnh vỉ mức giá rẻ và tính hữu dụng mà nó mang đến.
Hôm nay hãy cùng AHISU tham khảo về dòng lọc Bio này, xem chúng mang đến những lợi ích và hiệu quả như nào nhé.
Lọc bio là gì?
Trong thế giới lọc nước của bể thủy sinh, bể cá cảnh thì lọc bio có lẽ là một trường hợp khá đặc biệt khi nó có cơ chế khác hẳn so với những loại còn lại. Chúng ta thường bắt gặp những thiết bị có hệ thống sủi bong bóng oxi đi kèm với những cục mút xốp lớn, đó chính là lọc bio.

Cấu tạo lọc Bio
Cấu tạo của lọc bio gồm có 3 phần:
- Hệ thống ống dẫn kèm dây sủi.
- Phần mút xốp có thể tháo rời, thay thế.
- Khoang để vật liệu lọc (ở một vài dòng có thiết kế như lọc bio QS200a)
Sau khi lọc được nối với một máy sủi khí, cơ chế sủi sẽ gây chênh lệch áp suất khiến nước tràn qua mút vào trong lõi và được đẩy lên phía trên của vòi xả. Lượng nước được xả ra này rất giàu oxi bổ sung vào hồ
Lớp mút thô có cấu tạo lý tưởng để tăng diện tích cư trú cho vi sinh, lượng nước tràn qua mút mang theo thức ăn và sủi oxi cung cấp dưỡng khí cho đám vi sinh này phát triển.
Ngoài những loại lọc bio có cấu tạo cơ bản hiện nay cũng xuất hiện những loại lọc bio được thiết kế thêm khoang chứa vật liệu lọc mới mục đích tăng cường hơn nữa chỗ trú cho hệ vi sinh.
Công dụng
Lọc bio được sinh ra với 2 nhiệm vụ chính: bổ sinh vi sinh và cung cấp oxi cho bể.
Thay vì sử dụng một cục sủi oxi có phần mất thẩm mỹ và cũng “kém sang” thì nhiều người chơi lựa chọn lọc bio, vừa có công dụng như một máy sủi oxi vừa giúp tăng cường thêm chỗ ở cho vi sinh, qua đó tăng cường số lượng vi sinh hiện diện trong hồ (thay vì trong máy lọc).
Ngoài ra lọc bio trong nhiều trường hợp được lựa chọn chỉ vì hồ chỉ cần tới một lượng vi sinh như vậy là đủ, không cần nhiều hơn (dẫn tới cắt giảm được chí phí và không gian cho hệ thống lọc đồ sộ).
Chuyện một lượng vi sinh nhất định cư trú ngay trong hồ cũng sẽ giúp thúc đẩy qua trình xử lý nước nhanh hơn, hiện quả hơn và giảm tải được phần nào công việc của lọc chính.
Ứng dụng
Lọc bio thường xuất hiện nhiều trong các bể tép cảnh với vai trò bổ sung cho hệ lọc chính. Lọc bio cũng được sử dụng nhiều trong những bể thủy sinh được chăm chút kỹ lưỡng với một vai trò kiêm nhiệm là hấp thụ tối đa các mảnh rác hữu cơ trong nước.
Ngoài ra lọc bio cũng được dùng nhiều tại các tiệm cá cảnh, lý do là tại đây nước được thay thường xuyên (cũng bởi tiết kiệm không gian của lọc để đặt được nhiều bể) và một chiếc lọc bio sẽ có cơ hội phát huy đúng vai trò của mình.
Lọc bio cũng giúp ích rất nhiều cho những bể dưỡng, bể cách ly chữa bệnh (hoặc cách lý cá mới trước khi vào hồ chính) bởi ở những không mang tính chất tạm thời này ít được đầu tư một hệ thống lọc hoàn chỉnh
Các loại lọc Bio
Hiện có thể chia lọc bio theo hình dạng cấu tạo
- Lọc bio mút nhỏ: Loại này được chia làm 2 nhánh con là lọc đơn và lọc đôi (1 hoặc 2 miếng mút), thường có cấu tạo cắt rãnh để tăng tối đa diện tích cư trú cho vi sinh. Thiết kế thẩm mĩ, nhỏ gọn.
- Lọc bio mút to: Chỉ sử dụng một miếng mút lớn, phù hợp với những hồ có nhiều không gian, ống hút lớn nên phù hợp với cả những máy sủi oxi công suất cao
- Lọc bio góc: Thiết kế có dạng 1/4 hình tròn cắt góc vuông để tiện đặt vào góc hồ giúp tăng thêm không gian
Mỗi loại lọc bio trên đều có những phiên bản kèm thêm khoang chứa vật liệu lọc để tăng hiệu quả sử dụng.
Lọc Bio phổ biến
Trên thị trường có rất nhiều các loại lọc Bio phổ biết, 1 số mã sản phẩm lọc Bio được người dùng quan tâm thường xuyên vd như: Lọc Bio QS 200a, Lọc Bio QS 100a, Lọc Bio XY 180, Lọc Bios QS 200. Ngoài ra còn rất nhiều các loại lọc Bio khác nhau, mọi người có thể tham khảo một số dòng lọc Bio dưới đây:
- Lọc Bio Đơn

- Lọc Bio Đôi

- Lọc Bio Chế

- Lọc Bio mini

Về bản chất thì những lọc bio mini cũng chỉ như một viên sủi oxi cỡ lớn mà thôi, về hiệu quả sử dụng chắc chắn không thể bằng các loại phổ biến trên thị trường. Trừ khi bạn có một lý do đặc biệt nào đó, còn không hãy lựa chọn những loại lọc bio có kích thước mút lớn để có thêm thật nhiều không gian cư trú cho vi sinh vật nhé.
Lời kết
Mỗi loại lọc hồ thủy sinh đều có vị trí và nhiệm vụ riêng của mình trong một bể thủy sinh. Để có thể xây dựng được hệ thống lọc hoàn chỉnh, bạn nên kết hợp nhiều loại lọc khác nhau một cách hợp lý (chạy độc lập, song song hoặc lồng trong nhau) để mang lại chất lượng nước tốt nhất.