Vệ sinh bể cá cảnh, hồ thủy sinh là việc vô cùng cần thiết để tạo ra một không gian thủy sinh lành mạnh.
Việc vệ sinh định kỳ sẽ giúp bể cá sạch và trong hơn, hệ thống lọc tốt hơn… Từ đó mang đến một môi trường tốt hơn cho bể thủy sinh và cá cảnh.

Khi làm vệ sinh, bạn cần tập trung vào việc xử lý đi những dạng mùn bã hữu cơ, phân cá xử lý các loại rêu tảo hại đang tồn tại trong bể và loại bỏ nó ra khỏi bể thủy sinh.
Hãy cùng Ahisu đi tìm hiểu cách vệ sinh một bể cá thủy sinh như nào là an toàn và đúng cách nhé.
Công cụ cần có
Dao cạo kính, ống nước, bàn chải, khăn lau là những công cụ thiết yếu mà bạn cần.
Dao cạo kính

Sản phẩm dao cạo rêu bể kính giúp bạn làm sạch bề mặt kính phía trong bể, nơi thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng tạo thành bề mặt không gian lý tưởng cho rêu hại trong bể thuỷ sinh phát triển. Nếu không có dụng cụ này, bạn có thể sử dụng miếng thẻ nhựa hoặc dưỡi dao rọc giấy cũng rất hiệu quả. Tuy nhiên cần chú ý để đảm bảo an toàn trong quá trình thao tác và nhớ cất các dụng cụ này xa khỏi tầm tay trẻ em.
Nguồn nước tại Việt Nam thường có cặn canxu rất nhiều, đó là lúc bạn cần thêm các dòng sản phẩm có thể tảy được đi cặn canxi trên thành hồ kính bể cá của bạn.
Bạn có thể dùng dao cạo rêu để loại bỏ đi các phần cặn canxi này hoặc sử dụng 2 sản phẩm chính được rất nhiều người sử dụng đó chính là
Ống nước

Giúp bạn hút nước ra khỏi bể khi thay nước, ngoài ra bạn cũng có thể dùng để hút các cặn bẩn nhẹ đọng trên mặt nền như phân cá, lá cây, thức ăn thừa, xác động vật…
Khi hầu hết các chất thải nặng đều rơi xuống đáy thì việc dọn dẹp thường xuyên đáy bể bằng ống xi-phông là điều cần thiết để duy trì một hệ sinh thái khỏe mạnh cho bể của bạn.
Nếu những chất thải tồn lưu trong bể quá lâu, có khả năng cá và cây sẽ bị ảnh hưởng một cách tiêu cực, tệ nhất là nó trở thành nguyên nhân sinh ra các loài rêu hại.
Tuy nhiên, quy tắc chung là chỉ thay tối đa 50% lượng nước cũ. Nếu bạn thay 100% nước mới hoặc quá nhiều nước trong một lần có thể gây sốc cho cá của bạn.
Bàn chải

Giúp bạn loại bỏ một số loại rêu hại bám trên đá, lũa và cọ các vị trí khó tiếp cận như góc vuông giữa 2 tấm kính, hoặc khoảng tiếp giáp giữa kính và đá trong hồ.
Một cái bàn chải nhỏ sẽ trở nên cực kỳ hữu ích khi bạn muốn loại bỏ rêu tóc, cần chú ý làm nhiều lần, từng chút một để nó không kéo cả cây thủy sinh của bạn ra ngoài.
Khăn lau

Một chiếc khăn vải mềm để bạn lau bề mặt phía ngoài của bể, đây là công đoạn cuối cùng để bể thủy sinh của bạn trở nên sáng, đẹp như ngày đầu. Có thể sử dụng thêm một chút nước lau kính để vệ sinh bề mặt ngoài dược dễ dàng hơn. Chú ý sử dụng khăn sạch, tránh để lại dị vật (đặc biệt là cát) trên khăn, nó có thể vô tình làm xước kính bể của bạn.
Quy trình vệ sinh bể thuỷ sinh
Dưới đây là tổng quan từng bước về cách vệ sinh bể hiệu quả:
- Rút phích cắm thiết bị của bạn như máy sưởi, bộ lọc, đèn hoặc hệ thống CO2.
- Loại bỏ những lá cây mục, hỏng, vàng hoặc bị rách. Loại bỏ các loại rêu hại nhiều nhất có thể
Hút cặn nền, vệ sinh mặt trong của kính bể
Tháo các thiết bị gắn quanh hồ (đặc biệt là in-out của lọc) để đưa vào xô, chậu vệ sinh riêng.
Thay nước bể. Lưu ý, không thay quá 50% lượng nước trong bể nếu bạn chưa thật sự hiểu rõ về sức khỏe của hệ sinh thái trong bể.
Lắp lại các phụ kiện lên thành bể.
Vệ sinh mặt ngoài của kính bể.
Tần suất vệ sinh sẽ thay đổi theo kích thước và các thành phần của bể, nhưng khi bể có nhiều động thực vật hơn, chất thải sẽ càng nhiều, do đó cần phải vệ sinh và bảo trì nhiều hơn. Dựa trên những quan sát này, bạn sẽ có thể xác định tần suất vệ sinh bể của mình.
Lời kết
Trên đây là các dụng cụ cần thiết cho việc vệ sinh và quy trình về sinh hồ thuỷ sinh đảm bảo nhất cho hệ sinh thái trong bể. Bên cạnh đó việc vệ sinh bể định kỳ là điều rất cần thiết để đảm bảo có một hồ thuỷ sinh đẹp và phát triển.
Comment dưới bài viết nếu bạn có thắc mắc về việc chăm sóc hồ thuỷ sinh, bể cá cảnh nhé!
>>> Tham khảo: Top 3 Dụng Cụ Không Thể Thiếu Khi Bảo Dưỡng Và Làm Bể